-
- Thêm vào giỏ hàng thành công !
Doanh nhân bỉm sữa
02
Tháng 09
Đăng bởi: Nguyễn Thùy Trang
7 câu hỏi cần đặt trước khi thuê mặt bằng kinh doanh thời trang
Kênh bán lẻ offline truyền thống vẫn luôn là kênh giúp mang lại trải nghiệm tốt nhất ...
Kênh bán lẻ offline truyền thống vẫn luôn là kênh giúp mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng. Bởi quyết định mua hàng trong thời trang phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc của người mua. Đôi khi người mua quyết định chi tiền không phải vì họ cần sản phẩm đó, mà đôi khi vì họ có tâm trạng tốt, vui vẻ, sẵn sàng chi tiết; hoặc đôi khi vì họ buồn rầu nên đi mua sắm để trở nên vui vẻ hơn. Vì vậy, khách hàng vẫn luôn có nhu cầu trải nghiệm mua sắm tại các cửa hàng với không gian mua sắm được thiết kế bắt mắt, không gian mua sắm thoải mái, nơi khách hàng được tư vấn và chăm sóc tận tình.
Ngoài ra, kênh bán lẻ bán lẻ sẽ cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm trực tiếp chân thực nhất về chất liệu, màu sắc, được thử khoác trực tiếp sản phẩm lên người để xem có phù hợp với dáng vóc của mình, với làn da của mình hay không.
Vì vậy, khi chọn mặt bằng, các tiêu chí cần quan tâm sẽ bao gồm:
1. Tuyến phố hoặc khu vực đặt cửa hàng có phù hợp với khách hàng mục tiêu hay không, lượng khách hàng mục tiêu qua lại có đông đúc hay không
2. Diện tích cửa hàng có phù hợp với trải nghiệm mua sắm mà chủ thương hiệu mong muốn
3. Mặt tiền cửa hàng có đủ rộng, đủ nổi bật để thu hút khách hàng bước vào mua sắm. Vỉa hè có đủ rộng để đỗ xe máy, hoặc có chỗ để dừng đỗ xe ô tô. Cửa hàng sẽ chung lối đi với chủ nhà hay riêng biệt, sinh hoạt của chủ nhà có gây ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng hay không
4. Các cửa hàng kế bên có phù hợp với mặt hàng bạn kinh doanh không?
5. Không gian trong cửa hàng có phù hợp với cách bố trí của thương hiệu, có chỗ để làm kho, có nhà vệ sinh, phòng thử đồ….
6. Chất lượng xây dựng mặt bằng có đủ đảm bảo để không bị mưa dột, độ ẩm cao, chuột bọ, côn trùng…
7. Và tất nhiên bạn cũng cần quan tâm xem giá cho thuê có phù hợp tài chính của bạn không, hợp đồng nhà được ký trong vòng bao lâu trước khi tăng giá, mỗi lần tăng giá thì mức tăng là bao nhiêu %, chủ nhà yêu cầu đóng tiền nhà bao nhiêu tháng một lần…
Hãy xem xét thật kỹ các yếu tố trên để đảm bảo rằng mặt bằng tiềm năng và phù hợp với thương hiệu của mình.
Sau khi chọn được mặt bằng, bạn có thể bắt đầu làm việc với bên thiết kế nội thất để trang hoàng cho cửa hàng. Mức độ đầu tư cho việc trang trí mặt bằng tùy thuộc vào khả năng tài chính của bạn, có thể dao động trong khoảng 1 triệu/m2 đối với cửa hàng thông thường, hoặc hơn tùy thuộc vào mức độ đầu tư của bạn. Bạn có thể hỏi một vài bên thiết kế thi công cửa hàng và so sánh báo giá của các bên trước khi lựa chọn.
Trước ngày khai trương, bạn cần tuyển nhân viên, sắp xếp ca trực và đào tạo nhân viên thật kỹ về quy trình tiếp khách, tạo đơn hàng và xử lý đơn hàng cũng như các thao tác khác của phần mềm bán hàng, quy định sắp xếp trưng bày quầy kệ, quy định sắp xếp kho, kiểm kho, các form mẫu về báo cáo công việc và doanh số.
Ngày khai trương cửa hàng, bạn cũng nên tổ chức một lễ khai trương tươm tất để thu hút sự chú ý của các khách hàng tiềm năng quanh khu vực cửa hàng. Bạn có thể mời bạn bè người thân của mình đến để ra mắt, và nhận sự ủng hộ động viên từ họ, và tạo hiệu ứng đám đông khiến khách hàng xung quanh cũng muốn vào ngó nghiêng mua sắm. Hãy có một số chương trình quà tặng hoặc khuyến mãi nhân dịp khai trương, đó có thể là doorgift (tức là ai đến cũng được quà), hoặc chương trình hoạt náo tặng quà cho người may mắn, hoặc chương trình giảm giá ưu đãi cho một số mặt hàng.
Với một cửa hàng truyền thống, điều quan trọng là thu hút được khách vào mua sắm, sau khi khách mua sắm thì phải làm sao cho khách hàng muốn quay lại lần hai mua sắm tiếp. Đó sẽ là trải nghiệm hoàn hảo khiến khách hàng muốn quay lại, đó có thể là chương trình tích điểm, khuyến mãi cho lần mua sau, đó có thể là tốc độ cập nhật mẫu mới thường xuyên khiến khách hàng thường xuyên muốn ghé thăm.
Thực sự để điều hành một cửa hàng hiệu quả, bạn cũng cần phải hiểu tâm lý khách hàng khi mua sắm, hiểu hành vi của họ, để sắp xếp quầy kệ sao cho hợp lý, trưng bày thế nào để hấp dẫn khách và khiến họ mua sắm nhiều hơn dự kiến….Các phần này yêu cầu kiến thức về VM (visual merchandising) mà chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở các bài sau.